- Trang sức nam – Cách lựa chọn trang sức bạc cho phái mạnh
- Khuyến mãi lớn trang sức bạc – Sale 10%
- Dây chuyền bạc nữ – Gu thời trang hè 2015
Bạc nguyên chất rất khó bị oxy hóa ở điều kiện bình thường, trong khi đó, bạc hợp kim sẽ dễ bị oxy hóa hơn, nhất là hợp kim bạc đồng, và bạc 925 cũng không phải là ngoại lệ.
Vì vậy bạc để lâu không đeo, vẫn có thể bị đen như bình thường nếu nơi bạn để trang suc bac có chứa trong không khí hợp chất của lưu huỳnh (chắc chắn là có, chỉ có điều nhiều hay ít mà thôi). Với những người tuyến mồ hôi có chứa nhiều lưu huỳnh, bạc sẽ mau bị đen, và thực tế thì những người này không nên đeo bạc, vì bạc nguyên chất hay bạc hợp kim (925 chẳng hạn) đều nhanh chóng bị đen, xỉn màu.
Có những người tuyến mồ hôi ít hoặc không chứa lưu huỳnh thì có thể đeo bạc. Thậm chí 1 số người tuyến mồ hôi có khả năng khử muối bạc-lưu huỳnh, nên khi đeo bạc, thì bạc lúc nào cũng sáng bóng. Bạn nên tháo trang sức mỗi khi tiếp xúc với các dung dịch, để có thể bảo quản trang sức bạc tốt hơn.
Sau khi tắm suối nước nóng,có thể thấy bạc bị đen, bởi vì trong nước nóng có hidrosunfua, nhanh chóng tạo thành muối bạc-lưu huỳnh và làm bạc bị đen.
Kết luận lại là bạc gì cũng đều có thể bị đen khi gặp môi trường tạo muối bạc-lưu huỳnh.
Các làm cho trang suc bac sáng trở lại:
Xét về phương diện hóa học: dùng oxi già để khử muối bạc, hoặc dùng axit (ví dụ HCl) bạc sẽ sáng bóng như mới.
Cách làm: bạn mua nước oxy già ngoài hiệu thuốc, cho bạc vào, chờ 1 lúc là bạc sẽ sáng bóng, rồi có thể hơ qua lửa, bạc sẽ trở lên đẹp hơn.
Ngoài ra có thể mua axit HCl về rửa, nhưng tốt nhất là không nên vì axit nói chung là độc hại nếu các bạn không biết cách dùng.
Dựa trên phương diện hóa học, thì có những kinh nghiệm dân gian:
Cho vào giấm đung sôi nhỏ lửa
Lấy tàn thuốc lá chà vào.
Ngâm trong kem đánh răng có chưa nhiều clo trong 5 phút, rồi lấy bàn chải đánh răng ra chà lại.
Tuy nhiên 1 số loại “bạc” thì sau khi bạn đeo, bị xỉn màu vẫn không thể nào sáng lại được sau khi làm các thao tác trên, cái này do công thức pha chế của nhà sản xuất, và có thể do các sự oxi hóa kim loại khác trong hợp kim làm cho hợp kim bị đen chứ không phải do bạc.
Cách giải quyết đối với những trường hợp này là mang ra tiệm bảo họ dùng dung dịch chuyên biệt rửa lại.
Sau đây mình xin giới thiệu cho các bạn một thủ thuật giúp cho đồ bạc trong gia đình sáng lại như mới.
Như các bạn đã biết tạc có tính ngậm muối, nếu sau một thời gian dài tiếp xúc với da thì bạc sẽ chuyển dần sang màu đen và không còn được sáng như ban đầu nữa. Sau đây mình xin giới thiệu các bạn một số cách làm mới đồ bạc như sau:
Cách 1: Các bạn lấy một chiếc bót đánh răng cũ và một ít bông thấm nước, sau đó bạn sử dụng kem đánh răng, thoa đều một lớp mỏng vừa phải lên các vận dụng bằng bạc, sau đó bạn dùng bót đánh răng chải lên vật dụng bằng bạc. Cuối cùng dùng bông chùi lại thật kỹ và cuối cùng rửa lại với nước sạch.
Cách 2: Các bạn cũng chuẩn bị những vật dụng như trên nhưng thay bằng kem đánh răng là nước rửa chen. Lưu ý các bạn sau khi thực hiện xong các thao tác bạn nên ngâm vật dụng bằng bạc vào nước xà phòng 1 thời gian trước khi rửa kỹ lại bằng nước nhé.
Cách 3: bạn lấy một ít nước vo gạo đạm đặc sau đó cho vật dụng bằng bạc vào nước vo gạo sau đó đun nóng khoảng 15 phút sau đó rửa sạch bằng xà phòng (cách này giúp đò bạc sáng lâu hơn).
Cách 4:
Bước 1:
Rửa đồ trang sức bằng xà phòng và nước trước khi nhúng vào nước bóng. Những vết đen trên đồ trang sức này có thể do bị oxy hoá hoặc có thể là do vết bẩn lâu ngày bởi vậy trước khi nhúng vào nước bóng bạn càng làm sạch chúng càng tốt.
Bước 2:
Đổ một ít nước bóng vào một miếng vải mềm. Sau đó lau nhẹ lên bề mặt của trang sức vào để cho nó tự khô.
Bước 3:
Với những vết oxy hoá hằn trên bề mặt phẳng bạn có thể lấy bàn chải lông mềm nhúng vào nước bóng rồi cọ sạch. Với những chỗ uốn cong hoặc khe rãnh trên trang sức bạn nên chà mạnh hơn để có thể làm sạch như mong muốn.
Lưu ý:
– Bạn nên dùng bàn chải, tăm để làm sạch những vết chạm khắc trên đồ trang sức trước khi lau nước bóng. Sau khi lau, có thể những vết chạm khắc đó vẫn bị đen, bạnhãy dùng bàn chải mềm chấm vào nước bóng rồi chà lên những chỗ này. Lúc nước bóng đã khô, bạn nên tiếp tục dùng bàn chải chà một lần nữa, chải thật kĩ đến khi nào bạn thấy ưng ý thì thôi.
– Do đồ trang sức cũ rất dễ gãy nên việc làm mới lại chúng rất phức tạp bởi nó dễ hỏng. Lớp bạc hoặc đồng tráng ngoài những đồ trang sức này đã bị mài mòn theo thời gian nên thay vì dùng nước bóng hoá học bạn nên dùng nước sốt cà chua đóng hộp để làm sạch. Nước sốt cà chua đóng hộp có tác dụng tẩy các vết oxy hoá như nước bóng hoá học nhưng ưu điểm là không mài mòn kim loại.
– Đừng quên lau cả mặt sau của đồ trang sức bởi da của bạn cũng gây ra quá trình oxy hoá.
Cách 5
Cho một ít dung dịch kiềm vào nồi sắt rồi đun sôi, sau đó cho thêm một ít thuốc đánh răng, ta sẽ thấy trong nước xuất hiện nhiều bọt. Cho đồ bạc vào trong đó đun một lúc sẽ làm cho đồ sáng bóng lại.
Nếu bề mặt đồ bạc bị ôxy hóa ít, bạn có thể lấy bông thấm nước amoniac loãng để lau chùi. Cách này cũng có thể khôi phục lại độ sáng bóng. Nếu đồ bị dính bẩn, hãy lấy bông thấm dấm ăn rồi chùi sạch.
Bạc gặp độc bị đen, dùng muối chùi là trắng như cũ. Lấy thuốc đánh răng chùi nhẫn, vòng bạc cũng có thể làm nó mới lại.
Cách làm sáng các đồ trang sức khác
Vàng: Ngâm đồ nữ trang bằng vàng trong nước ấm pha chút nước rửa bát trong 10 phút, dùng bàn chải đánh răng lông mềm chải nhẹ, sau đó rửa lại và đánh bóng bằng nỉ hay vải mềm.
Hoặc: Ngâm vào nước ấm pha dầu gội đầu, sau đó vớt ra, thấm khô, dùng miếng nỉ lau kỹ cho bóng. Nên làm mỗi tuần một lần.
Đá quý: Ngâm món nữ trang có gắn đá quý vào nước ấm pha chút xà phòng, dùng vải mềm để lau. Nên làm mỗi tháng.
Bạc: Hằng tuần, bạn bôi kem đánh răng lên món nữ trang, xoa bóp nhẹ rồi dùng bàn chải mềm chải sạch trong nước; lớp mồ hôi cùng bụi bẩn dính vào sẽ bị tẩy đi. Hoặc bạn mua dung dịch làm sạch đồ bạc ở các tiệm kim hoàn để ngâm, sau khoảng 12 phút thì rửa lại và thấm khô.
Ngọc trai: Dùng miếng vài mềm nhúng nước ấm pha chút nước rửa bát thật loãng, lau viên ngọc, sau đó rửa lại bằng nước ấm và lau khô.
Ngoài ra: để đồ nữ trang lâu cũ hỏng, bạn nên tháo chúng ra khi đi ngủ, tắm gội (nhất là với các loại dây chuyền, bông tai) nhằm tránh làm gãy, xước… Tránh để chúng tiếp xúc với các hóa chất, mỹ phẩm, đặc biệt là đồ bạc rất nhanh xỉn màu khi tiếp xúc với mồ hôi và phấn.
Với ngọc trai, đo chúng rất dễ trầy xước nên khi không dùng, bạn đừng vứt vào ngăn kéo hay trong chiếc hộp có nhiều món nữa trang khác. Cần bọc riêng trong tấm vải mềm và đặt vào hộp.
CÁCH BẢO QUẢN ĐỒ TRANG SỨC BẠC
Trang sức bằng bạc hay bị xỉn do bạc có đặc tính hút mồ hôi. Để lấy đi lớp xỉn trên bề mặt này, bạn hãy dùng dung dịch soda, ngâm trang sức vào dung dịch trong khoảng 1 phút rồi rửa lại bằng nước và thấm khô.
Một cách đơn giản hơn để làm sạch bạc là thoa kem đánh răng rồi dùng bàn chải mềm chải sạch trong nước cho đến khi sáng bóng như mới, hãy chú ý chải thật nhẹ nhàng cẩn thận để tránh cho trang sức không bị những vết xước mờ nhỏ.
Ngoài ra có thể dùng quả bồ kết nghiền nát, cho vào nước sôi đánh cho nổi bọt, ngâm bạc vào đó rồi rửa lại bằng nước sạch. Tuyệt đối không nên rửa trang sức bạc bằng axit sẽ làm hỏng chúng.
Lưu ý: Trong sinh hoạt hàng ngày, nên tránh để trang sức bằng bạc tiếp xúc với nước hoa, khí ammoniac, xà phòng, muối mặn, đậu phụ…
Khi cất giữ trang sức bạc, nên chú ý giữ gìn cẩn thận, tránh để trang sức chồng lên nhau dễ bị méo, bị gãy, đứt.
ĐOÁN SỨC KHỎE QUA ĐỒ TRANG SỨC BẠC
Xỉn màu – Kiểm tra nội tiết tố
Theo quan niệm dân gian, nếu sau khi đeo lên người 1 thời gian, nhẫn bạc, dây chuyền bạc và hoa tai bạc phủ một lớp màu xam xám thì người chủ của những đồ nữ trang đó đang trong tâm trạng u sầu, thường xuyên bị stess. Một số quan niệm khác thì cho rằng đó là một phản ứng độc đáo cho thấy các hệ tim mạch, hô hấp và tiêu hoá bị trục trặc. Phải khẳng định ngay rằng những quan niệm như vậy không hẳn có cơ sở khoa học.
Tuy nhiên, vào những năm 1970, các nhà khoa học Liên Xô đã có chương trình nghiên cứu ảnh hưởng của bạc đối với cơ thể con người và ngược lại. Trong quá trình nghiên cứu đó, họ đã phát hiện được gì?
Trước hết, người ta thấy rõ rằng bạc có phản ứng với sự bài tiết của các tuyến da- tuyến mỡ và tuyến mồ hôi. Tưởng như bạc không tham gia vào phản ứng hoá học nhưng hoá ra nó bị oxy hoá khi tác động với mồ hôi. Mà trong mồ hôi thì ngoài các loại muối, còn có các axit amin mà trong thành phần lại có lưu huỳnh. Nguyên tố này tác động xấu tới trạng thái của bạc. Bạc bị xỉn màu và mất đi vẻ sáng bóng.
Đổ mồ hôi nhiều có hai dạng. Ra mồ hôi toàn thân là khi các tuyến mồ hôi trên khắp cơ thể làm việc gấp 2, gấp 3 lần bình thường. Khi đó tất cả đồ trang sức đều xỉn màu thì mồ hôi tay đổ nhiều nhất. Trong trường hợp này thì cấn đến khám bác sĩ nội tiết. Vì việc đổ mồ hôi thường xảy ra khi có những trục trặc về hormone, chẳng hạn khi bị bệnh về tuyến yên.
Sự thay đổi vể hormone trong cơ thể cũng gây tiết chất nhờn trên da quá mức (trong mỡ cũng có những chất làm xỉn màu bạc). Trong trường hợp này, dây chuyền chịu tác động nhiều nhất vì chúng nằm trên cổ và ngực, đây lại là vùng có nhiều tuyến bã nhờn nhất nên tác động xấu tới nữ trang. Vì vậy, cần phải biết rằng nếu dây bạc xỉn màu thì đó có thể do liên quan với “Những cơn bão hormone” thường xảy ra khi mang thai chẳng hạn.
Việc các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh lên cũng liên quan đến một số bệnh. Trước hết đó là bệnh đa nang buồng trứng (xuất hiện rất nhiều nang nhỏ nhưng không phát triển thành trứng ở buồng trứng). Vì vậy, khi đồ trang sức bị xỉn màu thì nên coi đó là một sự nhắc nhở cần đi siêu am buồng trứng. Còn nếu siêu âm không phát hiện được vấn đề gì thì nên chuyển sự chú ý sang những cơ quan khác. Số là việc tăng bài tiết chất nhờn ở da cũng có thể xảy ra khi mắc một số bệnh về tuyến thượng thận. Chẳng hạn như việc các tuyến này tiết ra nhiều hormone hơn mức cần thiết, điều đó ảnh hưởng tới trạng thái của da, da trở nên nhờn hơn.
Sáng bóng – Có thể là dấu hiệu của bệnh về thận
Vậy còn những trường hợp ngược lại, khi tiếp xúc với da, đồ nữ trang bằng bạc trở nên sáng bóng thì sao? Các nhà y học Mỹ khẳng định rằng hiện tượng này có liên quan đến các bệnh về thận. Khi thận hoạt động kém thì trong cơ thể bắt đầu tích tụ những chất chứa nitơ. Các hợp chất này kết hợp với mồ hôi và chất nhờn ở da thoát ra bề mặt da và phản ứng hoá học với bạc. Kết quả là bạc sáng hơn nhưng cần lưu ý rằng đó chỉ là giả thiết, chỉ là cái cớ để bạn đi kiểm tra sức khỏe.
Ngoài ra, bạc cũng có thể thay đổi màu không tuỳ thuộc vào trạng thái sức khoẻ của con người. Điều đó tuỳ thuộc vào thành phần và chất lượng sản phẩm bạc, thành phần hoá học của không khí cũng như độ ẩm của môi trường xung quanh. Vì vậy, bạn không nên vội hoảng hốt khi thấy lớp màu thay đổi trên đồ trang sức bằng bạc.
Tốt hơn hết là hãy định hướng vào chính trạng thái sức khoẻ của bản thân: nếu tất cả đều ổn thì không có lý do gì để lo lắng. Còn nếu xuất hiện các triệu chứng bệnh lạ thì nên đi khám bác sĩ, trước hết là bác sĩ chuyên khoa nội tiết.
ĐỂ ĐỒ TRANG SỨC LUÔN LỘNG LẪY
Đá quý: Là chất liệu phong phú về chủng loại, màu sắc, khả năng phản xạ ánh sáng, đá quý đem lại nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận cho thời trang đồ trang sức. Đá có độ cứng càng cao thì giá trị càng lớn. “Nữ hoàng” của tất cả các loại đá quí là kim cương với độ cứng chuẩn là 10. Tiếp đến là Ruby và Saphire có độ cứng bằng 9, đá garnet, mã não cao cấp và thạch anh có độ cứng là 7. Còn tất cả các loại đá quí có độ cứng dưới 7 bao gồm đá opal (có ánh màu trắng sữa hoặc xanh), ngọc bích, đá lapis lazuli (màu xanh da trời), đá san hô và ngọc trai…đều rất dễ bị trầy xước.
Vàng, kim loại hiếm
Vàng: là kim loại hiếm, có giá trị cao và rất mềm, cần được giữ gìn cẩn thận trong khi đeo. Vàng được pha thêm với bạc, đồng và các kim loại khác để tăng độ cứng và tạo nên những màu sắc khác nhau. Thành phần của vàng nguyên chất trong hợp kim được tính bằng cara: vàng 24 cara là 100% vàng nguyên chất (tương tự có thể tính được chẳng hạn vàng 18 cara gồm 75% vàng nguyên chất…). bạn chỉ nên mua đồ trang sức bằng vàng có ghi rõ chỉ số cara này.
Bạc, kim loại có độ sáng cao
Bạc: là kim loại có độ sáng cao, không bị han rỉ ở dạng nguyên chất. Nhưng để phù hợp cho việc làm đồ trang sức, bạc thường pha thêm các chất khác. Bạc trang sức thường bao gồm 92,5% bạc và 7,5% đồng. Đây là loại bạc có độ sáng cao nhất, có khả năng chống xước cao. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng, bạc thường bị ôxy hoá do có phản ứng với ôxi và sulfur và trở nên xỉn màu. Có thể dễ dàng lấy đi các lớp bám trên đồ trang sức bạc bằng các chất sẵn có trong các hiệu kim hoàn.
Nhẫn bạch kim
Bạch kim: Thường bao gồm 90 đến 95% bạch kim nguyên chất. Ưu điểm của đồ trang sức bạch kim là có độ bền cao, khó bị ôxi hoá và khả năng duy trì độ bóng trong thời gian dài sử dụng. Cách làm sạch và tăng độ bóng đối với bạch kim cũng giống như đối với vàng và bạc. Đồ trang sức cũng vô cùng phong phú về mẫu mã và chủng loại. Với các thiết kế càng tỉ mỉ và tinh vi, bạn càng phải cọ rửa và chăm sóc thường xuyên và công phu để giữ cho đồ trang sức luôn trong trạng thái sáng đẹp nhất. Sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu bạn biết cách sử dụng và bảo quản đúng cách.
Sử dụng đồ trang sức như thế nào là tốt nhất
Không nên treo đồ trang sức 24 giờ mỗi ngày hay trong suốt cả tuần. Thông thường những món đồ trang sức mà chúng ta yêu thích luôn được đep trong suốt cả ngày, thậm chí cả khi ngủ! Bạn nên nhớ: cách tốt nhất để giữ đồ trang sức được bền đẹp là tránh để đồ trang sức tiếp xúc quá nhiều với các yếu tố môi trường. Hãy tháo đồ trang sức ra khi bạn làm việc nhà, chơi thể thao hay làm các việc chân tay khác để tránh làm xước chúng. Ngay cả các loại đá cứng nhất như kim cương cũng có thể bị vỡ nếu chẳng may bị va đập đủ mạnh!
Với các đồ trang sức có đính kèm các loại đá có độ cứng dưới 7 cara, bạn phải sử dụng hết sức thận trọng để tránh làm xước vỡ. Trước khi bạn đi bơi hay đi tắm, tốt nhất đồ trang sức cũng nên được tháo ra. Một số loại đá được nhuộm màu trước khi được sử dụng làm đồ trang sức và chúng có khả năng phai màu nếu tiếp xúc quá nhiều trong nước. Hãy biết cách nâng niu đồ trang sức của bạn, khi đó bạn đã biết yêu quí chúng đúng cách!
Lưu ý: khi sử dụng mỹ phẩm, vì các hoá chất có trong các loại mỹ phẩm có thể ảnh hưởng xấu tới vẻ đẹp của đồ trang sức. Các loại xà bông, dung dịch, phấn trang điểm, nước hoa, keo xịt…đều có khả năng tạo nên các vết ố rất khó rửa trên bề mặt đồ trang sức. Tốt nhất nếu lỡ để dính những chất này lên đồ trang sức, bạn phải lau rửa ngay trước khi chúng khả năng gây phản ứng. Riêng đồ trang sức được làm bằng vàng 14 cara, bạn phải chắc chắn không tiếp xúc nhiều với khói thuốc là vì chất nicotin có khả năng làm vàng nhanh chóng chuyển màu và rất khó trở lại màu ban đầu. Bạn cũng không nên đeo loại vàng này quá thường xuyên bởi sự tiếp xúc trong môi trường ẩm lâu dài cũng có thể khiến vàng bị trang sức có đá quí trang trí khi bạn bơi ở bể bơi có chứa clo hay khi giặt tẩy quần áo và cọ rửa đồ đạc trong nhà. Đối với đồ trang sức bằng bạc, bạn tuyệt đối không để tiếp xúc với các chất tẩy, cồn, axeton vì các chất này có thể gây nên các hư hại rất khó xử lí.
Đối với các đồ trang sức bằng đá, bạn nên lưu ý không để vào môi trường có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Nhiệt độ quá cao hoặc thay đổi đột ngột còn có thể khiến đồ trang sức bằng đá bị vỡ rạn. Khi tiếp xúc với môi trường quá nóng, một số loại đá bị mất đi khả năng hấp thụ độ ẩm cần thiết để tạo nên vẻ bóng đẹp tự nhiên của chúng. Chẳng hạn trong nhiệt độ cao, ngọc trai sẽ dễ bị khô, xỉn màu và phai màu; mã não có thể chuyển thành màu nâu hoặc trắng, xuất hiện các vết xước rạn và có thể mất khả năng thay đổi sắc màu.
Ánh nắng mặt trời cũng là một yếu tố có hại đối với độ bền và màu sắc của đá trang sức. Nếu bị tiếp xúc qúa nhiều với ánh nắng mặt trời, một số loại như thạch anh tím, hoàng ngọc, đồ khảm cà cừ hồng…sẽ trở nên yếu đi. Ngọc trai và ngà voi cũng bị phai màu nếu bị để quá lâu trong ánh nắng mặt trời, hổ phách và nhiều loại đá khác cũng có nguy cơ bị xỉn màu. Do vậy, để giữ đồ trang sức được bền màu, hãy tránh mang đồ trang sức khi bạn đi tắm nắng hay phải làm việc trong thời gian dài dưới ánh nắng mặt trời.
Ngoài việc giữ gìn đồ trang sức cẩn thận, bạn cần thường xuyên kiểm tra đồ trang sức của mình bằng cách quan sát những vết rạn nhỏ trên phần đá trang sức. Nếu thấy xuất hiện các vết rạn, hãy đem đến hiệu kim hoàn càng sớm càng tốt để được chăm sóc kịp thời, nếu không các vết rạn sẽ trở nên ngày càng sâu và các viên đá có thể rơi mất. Đối với đồ trang sức bằng vàng và bạc, chúng cũng dễ bị xước và cần được đem đến hiệu kim hoàn để được đánh bóng thường xuyên. Đồ trang sức bạch kim rất ít bị xước và hầu như không bị hao, nhưng bạn cũng có thể đem chúng đi đánh bóng và xử lí các vết xước khi cần thiết.